Máy rửa bát muốn sử dụng có hiệu quả thì khi mua máy về cũng cần biết
cách sử dụng hợp lý và đúng cách. Không chỉ đơn giản là cho bát
vào rửa mà bạn cần nắm được những nguyên tắc cơ bản nhất để có
thể xếp bát đĩa hợp lý và đạt được hiệu quả rửa cao.
1. Xếp đúng theo thiết kế giá của Máy rửa bát
Máy
rửa bát thông thường hiện nay hầu như đều được thiết kế các ngăn rửa
hay giàn rửa từ 2 đến 3. Mỗi một giàn rửa đều được nhà sản xuất hướng
dẫn cụ thể về những vị trí đặt dụng cụ rửa thích hợp để đảm bảo
hiệu quả cao nhất khi rửa.
Máy rửa bát có thiết kế 3 giàn rửa riêng biệt |
Chẳng
hạn, lấy ví dụ về một chiếc máy có 3 giàn rửa riêng biệt:
Với
những chiếc máy như vậy giàn rửa trên cùng thường là giàn rửa nhỏ
và vị trí thường hay dùng để gắn các vật dụng như dao, dĩa, thìa
hay đũa. Tuyệt đối không nên cho bát ở vị trí giàn này vì giàn có
độ cao thấp bát có thể không vừa khi đẩy giá vào.
Giàn
rửa thứ hai: nơi mà được thiết kế xếp những vật dụng như chén, bát
nhỏ, tô, đĩa nhỏ. Ngăn rửa này cũng vì thế mà được thiết kế mặt
giá có góc nghiêng, thanh cài đĩa nhỏ để người sử dụng có thể dễ
dàng sắp xếp.
Đối
với ngăn rửa cuối cùng: Hãy xếp những vật dụng như nồi, xoong, đĩa
to, chảo ở ngăn rửa này. Các vật dụng như xoong, chảo, nồi chỉ cần
xếp úp tất cả xuống là được, nhưng nên nhớ không nên xếp chắn lên
vòi phun nước để vòi phun có thể phun nước đến mọi ngóc ngách của
máy. Các vật dụng như đĩa hay vung nồi thì người dùng chỉ cần gài
được vào giá đã thiết kế dành riêng cho đĩa là được.
Đây
là những gì người dùng phải lưu ý đầu tiên khi xếp bát để rửa trong
máy rửa bát để có được kết quả rửa như mong đợi.
2. Không xếp quá tải với dung tích của máy rửa bát
Tất
cả các máy rửa bát đều được đưa ra một dung tích nhất định. Ví dụ
như máy rửa bát Bosch SPS25CI01E có
dung tích rửa được 9 bộ, máy rửa bát Grasso GS 688 có dung tích rửa
được 14 bộ chén đĩa theo tiêu chuẩn EU,… Dung tích máy đã được định
sẵn và người dùng không nên xếp quá nhiều bát đĩa, gây lên quá tải,
máy có thể không hoạt động hoặc có thể bị hỏng. Bên cạnh đó, trường
hợp này cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của máy rửa của máy, bát
đĩa vì thế mà cũng có thể không được làm sạch hoàn toàn.
3. Không nên xếp chồng bát khi rửa bằng máy rửa bát
Các
giá xếp bát đã được thiết kế rất rõ ràng, chính vì thế mà người
dùng nên sắp xếp chén bát theo các thiết kế đã được định sẵn để
đạt được hiệu quả rửa tốt.
Xếp bát theo những giá thiết kế sẵn của máy rửa bát |
Những
khuyến cáo dành cho người dùng là không nên xếp chồng bát đĩa lên
nhau. Bởi theo cơ chế hoạt động của Mát rửa bát những tia nước có thể
không thể phun được vào những nơi diện tích bát bị chồng lên nhau. Vì
vậy khi xếp bát người sử dụng rất nên chú ý đến vấn đề này, xếp
nghiên bát là cách tôt nhất bạn nên sử dụng để vừa có thể rửa sạch
bát và vừa có thể xếp được nhiều bát hơn.
Điều
đặt biệt chú ý nữa là không nên đặt úp bát xuống. Tất nhiên cách
đặt đó có thể giúp bát vẫn được rửa sach nhưng đi song song với đó
chính là vấn đề đáy bát sẽ bị đọng nước sau khi rửa, và cách xếp
úp bát cũng chiếm nhiều diện tích bạn không thể xếp được lượng bát
đĩa nhiều nếu có nhiều bát cần rửa.
4. Không xếp bát chắn vòi phun của máy rửa bát
Máy
rửa bát sử dụng vòi phun nước, dưới áp lực của nước giúp bát đĩa
được làm sạch. Cùng thêm sự hỗ trợ của các sản phẩm chuyên dụng sẽ
giúp bát đĩa được sạch sẽ sau một chu trình rửa. Tuy vậy nếu bạn
xếp vật dụng rửa, nhất là xoong hay nồi thì rất dễ bị chắn vòi
phun nước. Khi vòi phụn nước bị chắn nước sẽ không phun được tới
những vật dụng ở vị trí khác, dẫn đến việc chén bát sẽ không được
làm sạch hoàn toàn.
Xếp vật dụng tránh chắn vòi phun nước trong máy rửa bát |
Như
vậy, với 4 lưu ý trên tôi hy vọng đã cung cấp được cho những người sử
dụng máy rửa bát biết cách sử dụng máy rửa bát hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét